Tôi nhìn quanh, nhà nghỉ đang nuôi 1 – 2 cô nhân viên, họ được bố trí ở một phòng xa nhất, ngóc nghách, với thiết bị vệ sinh tồi tàn hơn vì ít được chăm sóc. Tôi nằm nghỉ, tò mò tiện tay kéo cái ngăn kéo thấy gương lược, son phấn, bao cao su, cặp tóc, linh tinh, trong đó có một quyển sổ con con và một cây bút bi chợt hiểu nhân viên ở đây làm gì.
Lúc đầu nghĩ: các em mà ghi nhật ký chắc cũng thuộc loại có tâm hồn. Tò mò thế là tôi nằm giở xem. Hàng số bên trái là ngày (các trang khác đã có chỗ ghi rõ chữ “ngày”), còn là một dãy số nhân. Đến đây chắc ai cũng đoán ra. Đây là nhật ký “làm việc” của một gái cave. Hôm đó, tôi đợi cho được chính em ở đó tiếp khách xong để tiếp cận. Qua tiếp xúc tôi biết em tên là Mai
Hỏi về quyển sổ Mai hào hứng cho biết, các con “hàng” ở Đồ Sơn đều ghi chép kiểu này. Hàng ngày sau khi thức dậy, em không quên đánh dấu “X” vào quyển sổ, cứ bao nhiêu lần tiếp khách là bấy nhiêu lần dấu “X”. Tôi không khỏi bất ngờ về cách ghi chép thô sơ, đơn giản này. “Công dụng” của nó là để cuối tháng, cuối ngày, hoặc cuối tuần “đọ sổ” với chủ, tức là so sánh rồi từ đó mà thanh toán tiền (một dạng “chấm công” như ở các cơ quan”). Nhiều cô ghi gẩm phức tạp hơn, có người viết thì nhiều chữ, nhưng nói chung họ đều dùng ký hiệu.
Trong trang này tôi thấy có những ký hiệu dấu sao”*” trong vòng tròn, đó là “đi qua đêm” và được tính bằng 3 “cuốc” đi nhanh. Tỉ tê hỏi các ký hiệu khác, Mai chỉ nói cái dấu “X” có gạch dưới là những lần em đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách làm 2 “nhát”, được bo khá. Còn cái dấu “X” nằm trong ô vuông thì em không nói gì cả, nhất định không chịu nói ra. Như vậy, đây là một dạng “văn vật” có hồn. Có ngày em đánh dấu 16 “nhát”, nói chung số ngày có trên 10 “nhát” hơi nhiều. Thế mới biết cường độ làm việc của các em lớn ra sao. Tôi thấy cả quyển sổ ghi nhật ký khoảng 3 tháng, ngày nhiều nhất là em đánh 21 cái dấu “X”, tính ra là 21 lần để đọ với chủ, lại có 3 gạch chân. Ghê quá!
Ngày ít nhất là 1, nhưng chỉ 1 – 2 ngày như thế mà thôi. Thấy tôi lắc đầu lè lưỡi bảo: Nhiều quá! Mai sẵng giọng: Ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã “đi khách” tính với chủ là 50 lần. Không sao hiểu nổi. Em giải thích: Như cái Loan ấy, đẹp, cao như hoa hậu, ngày khách đông vì hội hè mà, nó “đi” 3 – 6 anh một lần. Khoảng trên dưới 1 giờ là xong tất cả các anh. Tôi lại hỏi: Đi mấy người một lần thì ghi thế nào? Mai cười bảo: Em chưa đi bao giờ nên không nghĩ ra là sẽ phải ghi như thế nào.
Tính đến khi tôi gặp Mai thì em đã ở Đồ Sơn được 6 tháng. Theo Mai nói thì đó là thời gian đủ để cho em “tốt nghiệp” cấp bậc “Cử nhân”, còn từ sau 6 tháng đến 1 – 2 năm mà tồn tại ở Đồ Sơn coi như hạng “Cao học”. Theo Mai, ở Đồ Sơn có khoảng vài chục em thuộc đẳng cấp “Tiến sĩ”, vì họ đã ở đây 2- 4 năm. Mai đến đây do một cô bạn cùng xã rủ rê và em đã phải suy nghĩ mất khoảng 1 tháng.
Em học hết lớp 7, ham học và học giỏi nhưng bố mẹ không cho đi học nữa. Quê em ở một huyện thuộc tỉnh Hoà Bình, phần lớn là dân tộc Mường. Bố mẹ đều làm ruộng, nhà có 4 anh chị em. Em nói: “Quay đi quay lại, học có lớp 7, giờ làm được gì, làm ruộng thì cắm cúi cả năm có việc 4 – 5 tháng. Một năm cả nhà làm được khoảng 1 vài triệu, không đủ ăn, có đứa rủ đi rửa bát cho nhà hàng, một tháng mang về cho bố mẹ được 500.000 đồng coi như đổi đời, sống trong mơ. Người thực việc thực, em đồng ý. Đồng ý rồi, gần ngày đi thì nó kéo riêng ra, nói úp mở bảo người xuôi khác lắm, phải chiều.
Chiều thế nào? Thì đại khái động chạm vào nhau. Mai bắt đầu hơi hiểu ra, rồi lúc đó không muốn đi, nhưng lúc đó bố mẹ bảo phải lấy chồng. Lấy một người bằng tuổi, em chán quá, hỏi chị kia thực ra là làm gì, bà chị bèn nói thẳng. Em nghĩ ngợi mãi, rồi bảo với bố mẹ theo chị đi rửa bát, phục vụ nhà hàng, thế là đi.
Lần đầu bán cái “ngàn vàng”, Mai được 3 triệu đồng. Nói chung, ở Đồ Sơn luôn luôn
có khoảng 5 – 10 em túc trực để bán trinh. Đó là đội “tân binh” mới nhập “trường đời”. Mai cho biết thêm, một “tân binh” muốn bán cái “ngàn vàng” được trả 7 triệu, cá biệt có ông phải mua đến 10 – 15 triệu với những em xinh. Mua trinh như đi mua nhà. Thích thì giá cả chả là gì, săn siu vô tội vạ. Nhưng các em thì chỉ được có 3 triệu mà thôi.
Với các em vừa bán trinh xong thì coi như thời kỳ vàng son làm nghề. Dù chưa biết gì, thái độ phục vụ kém, nhưng khách luôn xếp hàng, ở Đồ Sơn gọi là “ăn sái”. Có một em vừa vừa bán trinh, lập tức các ông chủ thông tin cho nhau để “chén” trước. Sau đó mỗi nhà hàng có một ít khách ruột thì ưu tiên cho “ăn sái”. Mai kể với tôi một nguyên tắc: “Không bao giờ chủ nuôi gái lại đi “chén” gái nuôi mình, mà nó “chén” tất cả các gái ở các nhà hàng khác”. Đó là một liên hiệp hội. Đến Đồ Sơn thấy gái đi đầy rẫy, nhưng có nhiều đẳng cấp, hiểu điều này để phân biệt thân phận cho các em.
Loại được nuôi bao thường là các em, thường là các em mới chân ướt chân ráo từ các miền quê ra, cũng như em Mai vậy. Loại nuôi bao cũng có hai loại, một là được ông chủ nuôi ở tại nhà nghỉ. Trước kia ở Đồ Sơn chỉ có một hình thức này. Sau khi Đồ Sơn có chuyện giải toả một số nhà nghỉ làm đường, thì sinh ra một loại nuôi bao thứ hai. Đó là những ông chủ vốn có kinh nghiệm nuôi gái, thuê hẳn 1 – 2 phòng của một khách sạn nào đó, nuôi mấy em làm “hàng”. Tôi được biết 2 phòng thuê ở khu 2 là 6 triệu đồng, 2 phòng ấy nhét 5 – 6 em. Tất cả các em “hàng” loại này đều gọi là “nhân viên”, có hợp đồng lao động hẳn hoi (rửa bát, phục vụ buồng…) ăn chia thì như sau: 140.000 chia nhà nghỉ 60 ngàn, chủ nuôi 80 ngàn đồng. Chủ nuôi sẽ cho “hàng” 30 ngàn, còn họ xơi 50 ngàn trong khi chỉ lo cho các em 2 bữa cơm chính và chỗ ngủ.
Loại “hàng” thứ hai đại khái được giải phóng, không lệ thuộc vào chủ nào. Những em này đã qua cấp “Cử nhân” ở Đồ Sơn, tự lo cho mình, tự trả tiền phòng ở và thường là xinh mới tồn tại được, nhưng chủ nhà khi gọi “hàng” cho khách, thường ưu tiên gọi các em được nuôi bao, để giải quyết công ăn việc làm giúp nhau.
Cũng với giá 140.000 đồng các em loại tự do thì chỉ được 80 ngàn, nhà nghỉ 60 ngàn. Dĩ nhiên các em phải tự thuê phòng ở, lo ăn. Thuê phòng lúc đó không có giá 3 triệu đồng/năm như các ông chủ cho nhau thuê. Có nhiều em ra tự do, rồi lại tình nguyện ở một nhà nghỉ nào đó với chủ, kiếm 50 ngàn/”cuốc” dễ sống hơn. Mai đã ở đó khoảng 6 tháng rồi, nhưng giờ đây muốn phá ra ngoài đường không được. Lý do chủ thường chỉ đưa tiền cho nhân viên khoảng 50 – 60% để giữ chân. Mai sau khi đã có trình độ “cử nhân” rồi, thì cô đã tạo công ăn việc làm cho 4 em khác cùng làng. Có hai em khác cùng học với Mai một lớp, cùng xóm cùng thôn. Mai quay sang bảo tôi: Anh có “ăn sái” thì ở lại, em vừa mới gọi một đứa ở làng em đến, mới “bán” 3 ngày trước. Nhưng hôm đó tôi không thể ở lại được.
Trong các em, hình thành một “ái hữu giai cấp”. Bọn chủ thường quát nạt, ăn chặn của các em mới. Mai mới kể chuyện cho tôi, toàn những vấn đề thuộc hàng “thâm cung bí sử” trong nghề như: kỹ thuật chiều khách, công nghệ “làm mới” mình… Tôi bảo em, em về Hà Nội, làm thuê ở 1 hàng làm đầu, rồi học lấy một cái nghề. Nếu muốn làm thêm thì cũng được khá hơn, rồi sau mở một hàng làm đầu, thuê cửa hàng mà sống. Em bảo một thời gian nữa, vì lão chủ còn giữ 7 – 8 triệu chưa trả, chưa hết hợp đồng.
Em bảo làng em, sau khi đi làm về, thì béo tốt hơn, đẹp hơn, có 5 – 7 cậu đến hỏi cưới, em mà về làng là đắt như tôm tươi, nhưng em chưa muốn về. Mai còn tỉ tê kể cho tôi về các hạng khách, em coi tôi như người thân rồi, nên kể hết. Các em ở đây đều thích “đi” những ông già có vẻ trí thức, hơn là thanh niên 20 – 35 tuổi. Vì sao? Tôi hỏi. Ông già yếu, có ông không làm được gì, chỉ âu yếm. Nếu có làm gì thì cũng rất nhanh. Các em coi chuyện đó là việc làm, càng ít càng tốt. Các ông già trí thức thường có gia đình, sạch sẽ, sống được đến chừng ấy tuổi chứng tỏ chưa có bệnh tật gì.
Còn nhất là bọn nghiện thì các em phát hiện ra, dù bị phạt cũng chạy. Người 30 – 40 là em sợ nhất, họ dai sức, có kinh nghiệm “chơi” lâu. Mai bảo: “Có thể những người đó làm chồng, làm người yêu thì thích, nhưng chúng em không phải loại có thể yêu hay lấy những anh ấy”. Điều thích nhất của em là tiền. Em bảo khi nào em về quê, qua Hà Nội rủ tôi về quê em chơi. Tôi cũng thích xem bản người Mường và đồng ý luôn.
No comments:
Post a Comment