Tại Australia, người dân cắm trại dọc theo cầu cảng Sydney để chiếm những vị trí đẹp nhất ngắm nhìn màn pháo hoa ngoạn mục vào tối nay, mở màn cho lễ đón giao thừa trên toàn thế giới.
Tại cảng Sydney, thành phố lớn đầu tiên chào đón năm mới, sẽ có ít nhất 1,5 triệu người xếp hàng chào đón năm 2011. Buổi lễ bắt đầu với màn biểu diễn trên không của những chiếc máy bay và một cuộc diễu hành của nhiều chiếc thuyền xung quanh cảng.
Sydney là thành phố lớn đầu tiên chào đón năm mới. |
Ở Christchurch, New Zealand, 2 trận động đất nhỏ gần đây không ảnh hưởng đến kế hoạch chuẩn bị cho lễ hội đêm giao thừa. Chính quyền thành phố tích cực đôn đốc người dân tổ chức lễ hội ở trung tâm quảng trường Cathedral, nơi các công nhân đang dọn dẹp những tòa nhà đổ vỡ sau động đất. Trước đó, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã phá hủy hàng nghìn ngôi nhà ở Christchurch ngày 4/9, nhưng may mắn không ai thiệt mạng.
Tại thành phố New York, gần 1 triệu người dự kiến sẽ đổ ra đường phố ở Quảng trường Thời Đại để xem lễ thả quả cầu pha lê truyền thống.
Gần 1 triệu người dân sẽ tập trung ở Quảng trường Thời Đại để chào đón năm mới. |
Khi đồng hồ gần điểm 12h đêm và chuẩn bị bước sang năm 2011, người dân khắp Châu Á sẵn sàng cho các sự kiện nửa đêm chào đón năm mới, từ lễ cầu nguyện truyền thống ở Nhật Bản đến màn bắn pháo hoa rực rỡ hình con rồng ở Đài Loan.
Năm nay đánh dấu lần đầu tiên thủ đô Hà Nội của Việt Nam chính thức tổ chức lễ đếm ngược chào năm mới, với một màn trình diễn ánh sáng đặc sắc cùng sự tham gia của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng tại Quảng trường Nhà hát lớn.
Ở Hàn Quốc, sẽ có tới 100.000 người tham gia lễ rung chuông nhà thờ trung tâm thủ đô Seoul. Quan chức và người dân sẽ gióng lên 33 hồi của chiếc chuông đồng lớn treo ở tháp chuông Bosingak vào lúc giao thừa.
Một số người dân Hàn Quốc cũng leo lên các ngọn núi hay ra bãi biển vào sáng thứ Bảy để xem ánh dương đầu tiên.
Người dân Hàn Quốc chào mừng năm mới ở tháp chuông Bosingak. |
Trong khi đó, thành phố Đài Bắc, Đài Loan sẽ thực hiện một màn bắn pháo hoa hình con rồng đang leo lên tòa nhà chọc trời cao nhất thành phố. Khoảng 50 vũ công đánh trống và nhảy múa ở dòng sông băng để nhắc nhở người dân chung sống hài hòa với thiên nhiên.
Tại Nhật Bản, người dân thường đón đêm giao thừa cùng người thân tại nhà, một số người kinh doanh đi đến các đền thờ để cầu mong sự may mắn trong năm mới. Tại Zojoji, một ngôi chùa phật giáo 600 năm tuổi ở trung tâm Tokyo, hàng nghìn người sẽ thả những quả bóng vào nửa đêm mang theo lời chúc, hy vọng cho năm 2011.
Ở Bắc Kinh, khoảng 500 người tập trung ở Bảo tàng chuông cổ để treo một quả chuông nặng 46 tấn trong năm mới. Chính quyền thành phố cũng tổ chức nhiều chương trình ca nhạc hoành tráng đón năm 2011.
Trong khi đó, người dân các nước châu Âu mong chờ thời khắc giao thừa và tổ chức các bữa tiệc đơn giản để họ quên đi lo lắng về một năm kinh tế ảm đạm
Người dân châu Âu đón năm mới sau một năm kinh tế ảm đạm. |
Trong thời khắc giao thừa, người dân Tây Ban Nha nếu không ở nhà thì họ sẽ tụ tập cùng người thân ở quảng trường địa phương để ăn 12 quả nho khi tiếng chuông đếm ngược đến năm 2011.
Ở Dublin (thủ đô Ireland), người dân đổ xô đến nhà thờ Christchurch để nghe tiếng chuông vang lên trong năm mới. Trong lúc đó tại London, hàng nghìn người sẽ chứng kiến màn biểu diễn pháo hoa và ca nhạc hoành tráng tại Vòng quay thiên niên kỷ cao 135m (phía nam sông Thames), trong khi chiếc đồng hồ Big Ben nằm đối diện vang lên hồi chuông chào đón năm mới.
Tại Paris, hàng nghìn người dự kiến sẽ tập trung ở điện Champs Elysees và xung quanh tháp Eiffel để xem màn bắn pháo hoa và trình diễn ánh sáng rực rỡ.
Bình An
Xteen1.net - Theo AP/Bưu Điện Việt Nam
No comments:
Post a Comment