Dư luận khu vực Đông Á gần đây đang hướng tới một giải pháp làm giảm nhiệt căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu châu Á sau các vụ tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông, đặc biệt là sau vụ Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Đó là vai trò trung gian của Hàn Quốc
Các nhà quan sát lạc quan về triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng này khi Hàn Quốc là chủ nhà của cuộc gặp 3 bên Trung – Nhật – Hàn sẽ được diễn ra trong năm nay.
Tranh chấp trên biển Hoa Đông và vụ bắt giữ tàu cá là hai nguyên nhân khiến quan hệ Trung - Nhật trở nên vô cùng căng thẳng thời gian gần đây. |
“Bắt đầu từ ngày hôm nay (27/9), các quan chức cấp cao ba bên sẽ tổ chức một cuộc họp hai ngày tại Seoul nhằm thảo luận việc thiết lập một Ban thư ký thường trú tại Hàn Quốc trong năm tới, để thúc đẩy hợp tác giữa ba nước láng giềng chặt chẽ hơn”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao - Thương mại Hàn Quốc (MOFAT) Kim Young Sun cho biết.
Tại cuộc họp thượng đỉnh ba bên lần thứ 3 hồi tháng 5 trên đảo Jeru, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thành lập một ban thư ký hợp tác ba bên đóng trụ sở tại Hàn Quốc nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn.
Phát ngôn viên Kim Young Sun cho biết, đại diện các bên sẽ thảo luận về quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao dành cho các quan chức Trung Quốc và Nhật Bản, những người sẽ được phái đến Hàn Quốc trong năm tới để đảm trách nhiệm vụ điều phối tại Ban thư ký thường trực.
Một số quan chức chính phủ Hàn dự đoán rằng Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ lên kế hoạch cho Hội nghị thượng đỉnh ba bên tại Hà Nội, Việt Nam, khi dự tham dự Hội nghị ASEAN+3 vào cuối tháng 10 tới đây.
Tại đây, ba bên sẽ thống nhất một số thỏa thuận và các kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ vì sự thịnh vượng chung của ba nền kinh tế. Có một điều chắc chắn rằng Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ bàn bạc đến các vấn đề gây căng thẳng quan hệ ngoại giao Trung - Nhật thời gian gần đây.
Các quan chức này cũng cho rằng, Hàn Quốc sẽ đóng vai trò trung gian trong việc đưa hợp tác ba bên lên một tầm cao mới đồng thời đẩy nhanh tốc độ các cuộc đàm phán về tự do thương mại, khi nước này đóng vai trò là Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 năm 2010 và là trụ sở của Ban thư ký điều phối trong tương lai.
Trung Quốc đã từng hoãn hội nghị thượng đỉnh ba bên hồi năm 2005 để phản đối hành động cố ý liên tục thăm ngôi đền Yasukuni - ảnh minh họa |
Mặc dù có những vấn đề như tranh chấp lãnh thổ nhưng hợp tác ba bên đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện tổng giá trị sản xuất kinh tế của nhóm nước này chiếm tới 70% của toàn châu Á.
“Những tranh cãi ngoại giao mới nhất giữa Trung Quốc và Nhật Bản càng nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải thúc đẩy đối thoại giữa các quốc gia láng giềng”, một quan chức yêu cầu được giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Kim Young Sun cũng bày tỏ sự thận trọng trước triển vọng tươi đẹp này, đồng thời cho rằng Hội nghị thượng đỉnh ba bên sắp tới đây có thể sẽ không diễn ra như mong đợi.
Tháng 12/2005, Trung Quốc đã hoãn tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ba bên dự kiến bên lề hội nghị ASEAN+3 tại Malaysia, để phản đối hành động cố ý liên tục thăm ngôi đền Yasukuni ở Tokyo của Thủ tướng Nhật Bản. Đây là nơi thờ hơn 2,5 triệu binh sĩ tử nạn, trong đó có cả những tội phạm chiến tranh.
Trong khi đó, một số nhà phân tích chỉ ra rằng việc Hàn Quốc là chủ nhà Hội nghị G20 sắp tới cũng góp phần thu hẹp sự khác biệt giữa ba quốc gia trước các vấn đề gai góc, đồng thời thúc đẩy họ tìm được một tiếng nói chung.
Theo VTC
Xteen1.Net
No comments:
Post a Comment