Ở các vùng “quê không phải mà tỉnh chưa xong” thì lớp choai choai tuổi teen với đủ trò thể hiện mình trở thành “cái gai” trong mắt người lớn. “Sợ nhất bọn choai choai” là câu mà người lớn than thở với nhau
Đi xe máy là phải rồ ga
Ở quê, bây giờ 14 - 15 tuổi mà không biết “cưỡi” xe máy xem như là loại. Việc tập tành đi xe máy ở quê dễ hơn ở thành phố vì có không gian tập, việc bị cảnh sát giao thông “tóm” cũng ít hơn. Lại thêm gia đình “nó biết đi xe máy sớm còn đi chở nước, chở gạo”. Vậy nhưng, choai choai mà đã cầm được xe máy thì không được bình thường. Các cậu đã lên xe thì… đến những xe khác đang đi trên đường cũng phải “giật mình”.
Dịp vừa rồi về quê - ở một thị trấn sắp lên thị xã - đón Tết, tôi phải choáng váng bởi những pha biểu diễn xe máy của các cậu trẻ ở đây. Đường rộng, người vắng, cậu nào lên xe là “kít” dậm phanh, rồi lại lại “rú” rồi lại “kít”… Đường sá vì thế mà cũng nham nhở vết sém của bánh xe và của chân chống. Không chỉ vài ba cậu “ương ương” mà phần đông bọn trẻ đều thế, cả con gái nữa. Cũng chẳng phải biểu diễn mà… đã lên xe đều thế. Với họ, đi thế là bình thường… Chỉ có người lớn, trẻ nhỏ dù đi bộ, hay đi xe là “thót tim”.
Tôi nhờ đứa cháu học lớp 11, được xem nhà ngoan nhất trong họ chở xuống nhà một người quen cách 8 cây số. Nó rồ ga đến mức tôi phải ôm chặt lấy eo nó, mắt nhắm tịt. Nhắc nó đi chậm, nó trả lời mà tay vẫn vặn ga đều đều: “Chở cô là cháu đi chậm hơn bình thường rồi đấy. Chậm hơn nữa cháu không đi được”. Thêm nữa, việc đội mũ bảo hiểm, cậu cháu của tôi còn "dọa" là nếu "cô mà đòi đội mũ cháu không chở đâu. Quê chết!".
Chiều mùng 2, cô gái 16 tuổi trong huyện ngồi sau xe bạn trai bị vg xuống hố bên đường, nứt sọ não chết tại chỗ. Cái tin đó chỉ làm người lớn rùng mình còn bọn trẻ hôm sau vẫn không thôi xì xào.
Nhậu kiểu “anh hùng mỹ nhân”
Ở làng đã là “anh hùng” thì phải có tiền mời các em đi nhậu đêm. Nhiều lúc chẳng có gì to tát, chỉ ốc luộc, mực nướng là các em đã được các em tíu ta tíu tít, đi hát thêm karaoke nữa thì sẽ được các em “nổ” tung trời.
Mời các em nhậu để ra vẻ ta đây dù đôi lúc trong túi không có lấy một đồng. Phải tình ca ký sổ hoạc cắm tạm điện thoại, đồng hồ. Mà ngay cái việc được chủ quán lởi xởi cho ký thì cũng thêm một cái oai. Dù hôm sau về có thể sẽ phải đi trộm gà, bắt chó nhà hàng xóm.
N.V.T, ở làng Đại Từ (Hà Nội) dù trượt tốt nghiệp, suốt ngày lông bông nhưng với con gái choai choai trong làng thì cậu vẫn là “anh hùng”. Là con một của một gia đình vừa “nổi lên” nhờ bán đất, T được bố mua cho con Nouvo suốt ngày lượn giữa làng oách lắm. Và với T: “Công tử làng là phải mời được em đi nhậu thường xuyên, không thì vứt”. Cũng bởi thế mà bố cậu thường xuyên bị mất tiền, ngay Tết vừa rồi hai chỉ vàng họ mua tặng ông bà cũng không cánh mà bay. Nhưng họ cũng không dám làm ầm ĩ như những người trong làng mất đồ vì họ biết như thế chỉ thêm bôi xấu con trai mình.
Nhảy “hiphop” cả những nơi không cần... nhảy
Choai choai làng ngày càng có nhiều trò quậy để mình nổi bật và khác người. Và trong đó luôn có một nhóm “oanh hùng” nổi lên như thể mình là… "tập đoàn ngôi sao".
Một lần về làng ở một xã huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đám cưới, tôi lại được dịp “mở to”mắt chứng kiến một nhóm choai choai “quậy” trong đêm vui tại nhà cô dâu. Khi mọi người, cả thanh niên mà cả các cụ già ngồi kẹo, uống nước và hát hò thì một đoàn nam thanh nữ tú bên nhà trai kéo sang chung vui.
Bất ngờ một cậu khoảng 17 tuổi, mặc chiếc áo khoác đỏ tiến lên sân khấu tắt các màn ca nhạc “Em theo anh đi về”, thay vào một chiếc CD khác. Nhạc bài hát Lucky được chế “ác” hơn nữa nổi lên, cậu kia bắt đầu uốn éo, đẩy mông, đẩy ngực lên xuống rồi cứ thế nhảy như người say. Tiếp đó, ba bốn cậu nữa nhập cuộc, cùng uốn éo mà không ai hiểu nổi đó là thể loại gì. Các bác lớn tuổi, các cụ già đều đứng dậy đi về. Nhiều thanh niên đầu 8X cũng phải nh mặt…
Một cô gái nh nhó: “Bây giờ đám cưới nào cũng thế, mấy cậu choai choai không mời này lại đến “góp vui”. Mình muốn đuổi cũng đâu có được”. Rồi cô gái này cho biết thêm, nhóm “hip hop” này còn đến “chia buồn” ở mấy… đám ma trong làng. Nên bây giờ, nhiều nhà có đám tang còn phải phân người đứng canh không để mấy cậu vào quấy rối.
No comments:
Post a Comment