Saturday, February 26, 2011

“Siêu tablet” Motorola chính thức lên bàn mổ xẻ

Xoom là một thiết bị hấp dẫn song vẫn là sự thử nghiệm đầu tiên, chưa hoàn thiện của Honeycomb.
Ưu điểm
Ngõ ra HDMI mini; chạy hệ điều hành Android 3.0 tối ưu hóa cho tablet, tốc độ cao, khe cắm thẻ nhớ MicroSD để mở rộng dung lượng bộ nhớ, thiết kế chắc chắn.
Nhược điểm Hệ điều hành mới còn thiếu ổn định, giá cao, nặng (1, 6 pound), màn hình trung bình, video chạy không nuột.
Kết luận: Xoom là một thiết bị được thiết kế tốt và được đón nhận một cách tích cực, song một vài khiếm khuyết về thiết kế cộng với màn hình thường thường bậc trung và giá bán quá cao có thể khiến những người dùng không nhiệt tình lắm phải suy nghĩ lại.
Mọi con mắt đều đang đổ dồn về chiếc máy tính bảng Motorola Xoom vừa mới đáp xuống kệ, bởi lẽ đây là thiết bị đầu tiên xuất xưởng với hệ điều hành Android 3.0 bên trong. Xoom sở hữu nhiều tính năng hấp dẫn, đủ để tạo nên bản sắc khác biệt cho nó giữa một rừng các tablet khác. Nhưng Xoom cũng không tránh khỏi một số nhược điểm mà đáng nói nhất chính là giá bán 800 USD bản không khóa (bạn sẽ tiết kiệm được 200 USD nếu mua kèm theo hợp đồng dịch vụ kéo dài 2 năm với Verizon).
Kế đến, không thể không nhắc tới những vấn đề liên quan chất màn hình và cách hình ảnh hiển thị trong Thư viện. Chúng có thể khiến cho sự nhiệt tình của bạn nguội đi tương đối.
Nhưng ở thái cực đối lập, sử dụng Xoom sẽ xác nhận lại những ấn tượng ban đầu của giới chuyên gia về hệ điều hành Ảndroid Hũ mật: hệ điều hành này cực nhanh và ưu việt hơn hẳn so với các phiên bản tiền nhiệm, đồng thời mang lại cho bạn một cảm giác thực sự khác biệt. Sự tối ưu hóa cho môi trường tablet được thể hiện rõ ở màn hình chủ, ở các ứng dụng mini (widget), phần mềm nghe nhạc, trình duyệt, email và thậm chí là YouTube nữa. Chỉ đáng tiếc là Adobe Flash 10.2 đã vắng mặc, trái với lời hứa hẹn ban đầu của Motorola.
*Phần cứng: Đẳng cấp và thời trang*
*Xoom nhanh chóng lọt vào nhóm các tablet hàng đầu nhờ kiểu dáng, phong cách và thiết kế của nó. Chất lượng chắc chắn, các nút bấm tắt/bật và âm lượng rất nhạy, khe cắm thẻ SIM cứng cáp. Phần phía trên mang lại cảm giác mềm mại nhờ lớp màng cao su bao bọc, trong khi phần đuôi máy lại sắc lạnh khí chất của kim loại. *
*Một điều hiển nhiên là Xoom được thiết kế để cầm ngang: ở tư thế này, bạn cầm máy bằng hai tay và camer 2 chấm ở mặt trước sẽ chễm chệ ở ngay chính giữa màn hình giống như webcam truyền thống vậy. Dàn loa stereo được bố trí nằm hai bên của mặt sau nên nghe khá rõ (nhưng nếu bạn đặt máy lên bàn thì chất lượng sẽ bị ảnh hưởng). Các cổng micro-USB và HDMI mini đều nằm dưới đáy. *
Xoom vận hành trên nền tảng chip lõi kép Nvidia Tegra 2: tốc độ 1GHz, RAM 1GB, bộ nhớ trong 32 GB. Khe cắm thẻ nhớ MicroSD cho phép người dùng nâng gấp đôi dung lượng lưu trữ của mình. Điều không may là khe cắm thẻ nhớ chưa được kích hoạt tại thời điểm này, những khách hàng mua sớm sẽ phải chờ đến khi Motorola tung ra gói phần mềm update mới có thể nghĩ đến thẻ nhớ.
Màn hình của Xoom có kích cỡ 10,1 in ch và đạt độ phân giải 1280 x 800 pixel. Tỷ lệ góc rộng 16:10 lý tưởng để thưởng thức video và nội dung HD nhưng những ai đang quen với tỷ lệ 4:3 của Apple iPad sẽ phải mất thời gian để thích ứng. Thiết bị này cũng dài hơn iPad 2,54 cm và nặng tới 1,6 pound, khiến cho việc cầm bằng một tay khá là "chịu đựng".
Màn hình: Điểm thu hút và nhược điểm
*Giới chuyên gia có vẻ không mấy ấn tượng với chất lượng màn hình của Xoom. Bất chấp độ phân giải cao, nếu nhìn kỹ bạn vẫn có thể phát hiện thấy "sạn", màu sắc không được trung thực lắm và không sáng bừng lên như trên iPad hay Galaxy Tab của Samsung. *
Khi xem một series ảnh (10 chấm hoặc hơn) tải lên Xoom thông qua cáp nối USB, dễ dàng nhận thấy độ tương phản của hình ảnh đã bị giảm đi. Cùng một điều kiện sáng như nhau, khi so sánh hình ảnh xuất hiện trên Xoom với ảnh gốc trên màn hình PC hay trên iPad, màu sắc của Xoom trông có vẻ xỉn, thiếu sức sống, hình ảnh bị mất chi tiết và chiều sâu.
Hình ảnh bị giật và nhìn giả tạo là các vấn đề gặp phải khi xem video, chẳng hạn như khi bạn xem YouTube ở cả hai chế độ chuẩn lẫn HQ, hay chat Google Talk qua mạng wi-Fi. Ảnh chụp từ camera của Xoom cũng gây thất vọng, các bước kích hoạt khá kỳ cục dù đúng là bạn có nhiều quyền điều khiển hơn.
Màn hình của Xoom rất lóa, như một chiếc gương vậy. Hiện tượng này có thể nhận thấy được cả trong nhà và ngoài trời, khác với iPad.
Tốc độ cao

*Trái lại, tốc độ đọc nội dung của Xoom lại rất đáng ngưỡng mộ. Bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng di chuyển qua menu, qua các bộ sưu tập ảnh số khổng lồ và qua chợ ứng dụng Android Market. Ngay cả việc truyền file thông qua USB cũng rất ấn tượng. Bất cứ ai từng đồng bộ hóa nội dung sang iPad đều biết rõ nó chậm đến mức khủng hoảng như thế nào. Nhưng với Xoom, chờ đợi không phải là một vấn đề lớn: bạn chỉ mất 3 phút để bắn 700 MB ảnh từ PC sang Xoom mà thôi. *

Hệ điều hành
*Android 3.0 là hệ điều hành bóng bảy nhất của Google từ trước tới nay, tuy nhiên các ứng dụng ngẫu nhiên mà bạn tải về từ Android Market thì chưa chắc đã hoạt động được trên Honeycomb. Chưa có bất cứ cách nào để biết một ứng dụng đã được tối ưu hóa cho Honeycomb hay chưa (mà chí ít thì là với màn hình cỡ lớn của nó). *
Một số phần mềm bị treo, trong khi Google Talk chat đứt quãng. Motorola tuyên bố thời lượng pin của Xoom lên tới 10h xem video HD. Thời gian sạc của Xoom cũng nhanh, chỉ mất 3,5 tiếng.
Nói tóm lại, Xoom là một thiết bị hấp dẫn song vẫn là sự thử nghiệm đầu tiên, chưa hoàn thiện của Honeycomb. Bạn có thể chờ đợi sự ổn định của hệ điều hành và 4G trong những lần update phần mềm sau này, nhưng màn hình là khâu phần cứng cần được thay đổi nhất.
Xteen1.net copy buonchuyen
Theo PCWorld

No comments:

Post a Comment